Sunday, October 11, 2015

Những câu hỏi của Tân Sinh Viên - Ngành IT



Tôi đã có dịp găp gỡ các em tân sinh viên ngành IT của 2 trường đại học. Những ngày đầu các em là những tân sinh viên còn mới toanh. Với khuôn mặt rạng rỡ và háo hức cho hành trang sắp tới của mình. Sau 4 năm – 5 năm ra trường các em sẽ làm gì để chuẩn bị cho mình những thực nghiệm, những trải nghiệm để có thể dễ dàng vượt qua cuộc sát hạch ở một số tổ chức, đơn vị để có thể vào làm việc với ngành IT.




Thông qua một số câu hỏi liên quan về ngành tin học & kiểm thử phần mềm(software testing):
1: Cơ hội việc làm có phải chia điều cho nam và nữ?
Tôi nghĩ rằng cơ hội việc làm sẽ chia đều cho tất cả mọi người đặc biệt là những ai biết nỗ lực hết mình, biết đam mê, tìm tòi sáng tạo và tích cực học hỏi. Chúng ta phải luôn biết trau dồi kỹ năng, kiến thức và không ngừng cập nhật công nghệ mới.

2. Em chơi game giỏi thì sao này em có làm lập trình được không?
Chơi game giỏi không hẳn sẽ có thể trở thành người lập trình game giỏi. Nhưng trong quá trình chơi game các em có thể rút ra được những kinh nghiệm của người chơi, cách thiết kế, đồ họa cũng như công nghệ làm nên game đó chuyển hóa thành đam mê để học hỏi thì có thể sẽ thành công. Các em có thể bắt đầu bằng cách viết một vài game nhỏ, sau đó sẽ nâng cấp độ khó lên thành các game phức tạp hơn.

3. Em học ngành khoa học máy tính, ngành học này em nghe nói kiếm nhiều tiền hơn so với các ngành khác?
Ngành nào cũng vậy, nếu các em chịu cố gắng trau dồi, không ngừng hoàn thiện bản thân, học hỏi từ những người có kinh nghiệm đi trước và có một chiến lược đúng đắn cho con đường sự nghiệp thì tin chắc các em sẽ gặt hái được thành công.

4. Ngày nay em thấy nhiều người nghiện Facebook, vậy phát triển công nghệ và mình sẽ bị lệ thuộc vào nó chăng?
Lệ thuộc công nghệ hay không là do cách chúng ta sử dụng. Nếu chúng ta dùng công nghệ đúng cách thì nó sẽ trợ thành công cụ hữu ích phục vụ hiệu quả cho nhu cầu của chúng ta.

5. Em mới ra trường, thì làm sao em có kinh nghiệm?
Hiển nhiên là mới ra trường, thì làm sao có kinh nghiệm được. Nhưng các em có thể có những ‘kinh nghiệm’ trong quá trình học, tự tìm hiểu của bản thân trong suốt 4 năm – 5 năm đi học của mình. Các em yêu thích về lập trình game, thì khi interview các em cũng có thể trình bày cho những người interview của mình về những thứ mình đã làm được. Và một số doanh nghiệp cũng có chương trình Freshers, thì khi các em được tham gia. Họ sẽ đào tạo cho các em một số kỹ năng sơ khởi của công việc mình sẽ làm liên quan. Nếu vượt qua được, các em có thể vào làm. Không thì chí ít các em cũng có được một ít kiến thức bổ sung từ thực tế. Ngoài ra các em có thể có được kinh nghiệm trong lúc đi thực tập, hoặc có thể làm thêm một số việc freelance đơn giản liên quan tới ngành học

6. Em tốt nghiệp cao đẳng, thì có dễ kiếm việc không? Vì em thấy nhiều bạn tốt nghiệp đại học những trường có danh tiếng không à?
Tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng luôn là tấm vé tốt cho ứng viên, nhưng không có nghĩa khi các em tốt nghiệp cao đẳng là không kiếm được việc. Điều quan trọng là khả năng, kiến thức và nội lực bản thân các em có đủ tốt thì các em sẽ tìm được việc làm phù hợp với mình.

7. Em nghe nói là, làm kiểm thử phần mềm là không phải code đúng không?
Theo tôi, kiểm thử phần mền có thể các bạn sẽ không code nhiều, nhưng nếu nắm vững được kiến thức về software programing cũng như software development process sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc kiểm thử. Bên cạnh đó chúng ta cần phải có đủ những kiến thức về Domain knowledge của dự án và những kiến thức kèm theo kỹ năng của một người làm kiểm thử phần mềm.




 Và đây là những sai lầm thường gặp trong công việc kiểm thửphần mềm

Hoa Le

No comments:

Post a Comment