Friday, November 6, 2015

Vịnh xuân quyền và những tố chất cần có của một Tester

Cũng giống như bao môn phái võ thuật khác, Vịnh Xuân quyền là một trong những môn võ thuật với phương pháp luyện tập hiệu quả để giữ gìn cũng như cải thiện sức khỏa của mình. Và với nhịp sống tốc độ như hiện nay, việc con người phải chịu nhiều áp lực thì việc việc làm thế nào để giữ gìn một sức khỏe tốt đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Trong công việc kiểm thử phần mềm (KTPM) cũng vậy, chúng ta sẽ luôn cần những tố chất về những vấn đề xung quanh công việc chúng ta như sức mạnh, tốc độ, sức chịu đựng, dẻo dai và dự đoán được cơ hội phát triển nghề nghiệp của chúng ta. Để ng quát hơn và sâu sắc hơn trên con đường KTPM. Bên dưới là những tố chất từ đó chúng ta có cái nhìn tổcần có của một tester (QA/QC):


1.Tố chất sức mạnh:
Khi luyện tập Vịnh Xuân quyền là phải luyện tập một cách chậm rãi. Phương pháp này làm cho thân được tĩnh, mà thân tĩnh thì giúp cho tâm định, thần không tán, khí không loạn, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống đôi chân khiến gân cơ phải chịu đựng trong một thời gian dài càng tạo nên sự vững chắc cho hông và đôi chân, não bộ được tĩnh dưỡng, giúp thần kinh được thư giãn tránh được những sang chấn vỏ não. Và ngoài việc tập luyện một cách chậm rãi không có nghĩa là chúng ta không chú trọng tố chất sức mạnh. Nó là một trong những tố chất quan trọng nhất, cơ bản nhất, và có mối quan hệ chặt chẽ, khăn khít với những tố chất khác và luôn ảnh hưởng đến những tố chất khác. Và khi tập luyện tố chất sức mạnh cần chú ý tới phát triển sức bật. Trong tố chất sức mạnh chia ra làm các sức mạnh khác nhau :
+ Sức mạnh tuyệt đối.Nó là năng lực mà cơ thể hoặc bộ phận nào đó có thể đạt được lực    tối đa trong trạng thái tốc độ tương đối chậm.
+ Sức mạnh tốc độ. Nó là một tố chất quan trọng nhất, hình thức biểu hiện điển hình nhất của nó là sức bật, năng lực phát ra sức mạnh lớn nhất trong một khoảng thời gian hết sức ngắn(một các chớp mắt), động tác thành thục, tốc độ nhanh.
+ Sức mạnh chịu đựng. Nó là khả năng duy trì sức mạnh ngoại lực với thời gian dài nhất, lập lại với số lần có thể tối đa, tập đến cực hạn
Vì vậy trong công việc KTPM chúng ta cũng cần có một sức mạnh để vượt qua những thử thách mà chúng ta hay gặp trong công việc. Dưới đây là nhận thức thường gặp.
“KTPM (QA/QC) chuyên về manual test thì thật sự nó sẽ bị lập đi lập lại khá nhàm chán. Và nếu được làm trong một dự án lớn thì QA/QC sẽ được kiểm tra hệ thống lớn với những chức năng không lặp đi lặp lại.”
Khi bạn làm việc trong lĩnh vực manual test, thì đa phần các bạn sẽ check requirement, use case, business rule, viết test case, cập nhật test case làm report, và quan trọng nhất là bạn phải hiểu về domain knowledge của dự án đó. Để vượt qua điều đó, các bạn cần quan sát và học hỏi mọi thứ xung quanh như về usecase, Q&A, business rule và những file kỹ thuật. Thiếu kinh nghiệm cũng là một trong những thử thách đối với người QA/QC trong quá trình test. Còn khi bạn test một hệ thống lớn đòi hỏi người làm manual test cũng phải biết deploy lên serser và config một số file liên quan. Tôi không nghĩ nó là công việc nhàm chán bởi vì các bạn có thể cải tiến manual đó bằng automation (tự động hóa) cho công việc của mình sẽ giảm tải thời gian hơn cho bạn và bên cạnh đó cải tiến được rất nhiều trong công việc của các bạn. Đòi hỏi sự học hỏi và trau dồi kiến thức liên tục của mình.
Và đây là một vài dòng của một người làm QA/QC thực tế:
Tôi đã từng làm việc trong một nhóm lớn yêu cầu nghiêm ngặt quy trình và tài liệu nặng nề. Điều này dẫn đến áp lực rất lớn khi làm việc với khách hàng. Tôi đã phải giao tiếp với khách hàng để đảm bảo tất cả các yêu cầu hoàn toàn rõ ràng, các trường hợp kiểm tra có thể bao gồm các phạm vi và thời giờ ngân sách cũng như ước lượng thời gian chấp nhận được chính xác. Tôi cũng đã có để đảm bảo các nhiệm vụ đã được phân bổ đều cho mỗi thành viên trong nhóm và luôn luôn được chuẩn bị để đối phó với các trường hợp khi các thành viên trong nhóm không thể tham gia nhiệm vụ vì lý do cá nhân.
Bây giờ tôi đã được chuyển giao cho một nhóm nhỏ với quy trình nhanh nhẹn. Môi trường là cởi mở và ít áp lực. Tuy nhiên, yêu cầu này không được ghi chép lại và tôi phải tìm cách riêng của mình để hệ thống hóa cho bản thân mình. Việc tìm kiếm một công cụ phù hợp hoặc kỹ thuật để theo dõi công việc một thách thức khác.“ 


Vì vậy đòi hỏi chứng ta luôn cải tiến liên tục trong công việc với một niềm hăng say không ngừng nghỉ và phấn đấu không ngừng trong công việc của mình.

2.Tố chất tốc độ :Nó là năng lực hoàn thành động tác trong một thời gian ngắn nhất. Bao gồm tốc độ phản ứng, tốc độ động tác,  và tốc độ dự đoán. Mỗi một loại tốc độ có những khái niệm khác nhau như:
Tốc độ phản ứng: Đánh tốc độ với bia ẩn hiện, di động. Né tránh phản công và đỡ đòn phản công.
Tốc độ động tác: Cần tập đi tập lại một động tác cho đến khi có cảm giác thành thục, thời gian cực ngắn để hoàn thành nó.
Và đối với các bạn, bước chân vào nghề KTPM, chúng ta cần có một kiến thức, một tốc độ thật sự trong công việc của mình.
“Nếu là một sinh viên mới ra trường sẽ rất lay hoay với chính bản thân họ. Không biết bắt đầu từ đâu, không biết học điều gì và nên tìm hiểu gì.”

Đối với những sinh viên mới ra trường, kiến thức các bạn có được là điều vô cùng quan trọng vì đó là những kiến thức cơ bản sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình các bạn làm việc. Hãy cố gắng học những gì có thể trên giảng đường về những môn như phân tích thiết kế hệ thống, lập trình cơ bản C++, quản trị phần mềm. Dựa vào những kiến thức đó, các bạn có thể tự làm một chương trình nhỏ nhỏ cho mình và bạn bè sử dụng, có thể tập làm quen với việc kiếm công việc freelancer, internship program. Qua đó các bạn có thể cảm nhận và thấy những điểm mạnh và điểm yếu của mình, để có cái nhìn định hướng mình sẽ làm gì sau khi ra trường như là  lập trình viên (developer), kiểm thử phần mềm(testing), phân tích (business analytics), Thiết kế đồ họa(Designer),….
Đối với những người vừa mới khởi đầu của một công việc, một nghề nào đó nhật định thì nên cảm nhận thấy rằng, mình phù hợp với công việc đó chưa, cần thêm những kiến thức gì để bổ sung để đáp ứng công việc một cách hoàn hảo. Để từ đó mình có thể làm việc một cách độc lập và làm việc cùng với đồng đội của mình.
Và khi bước chân vào nghề KTPM, các bạn phải luôn trau dồi không ngừng nghỉ về khả năng research, domain knowledge, khả năng tự hoc hỏi, kỹ năng tự giải quyết vấn đề (problem solving), nhận biết đâu là những thông tin quan trọng, luôn có niềm đam mê trong công việc, và luôn luôn cải tiến trong công việc của mình để đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và đáp ứng đúng những yêu cầu của khách hàng và nhu cầu thị trường hiện có. Nên việc học ở giảng đường đã phần nào cho ta có được những kiến thức cơ bản để các bạn có thể áp dụng trong nghề KTPM. 


3. Tố chất chịu đựng: Là khả năng chịu đựng mệt mỏi trong quá trình làm việc của cơ thể.
– Tố chất chịu đựng gồm có:
+ Chịu đựng ưu khí: Cường độ nhỏ, thời gian dài: Chạy bền, nhảy dây 20 phút trở lên.
+ Chịu đựng yếm khí: Cường độ cao, thời gian ngắn : Chạy biến tốc, nhảy dây biến tốc, thực chiến tốc độ cao.
Công việc KTPM cũng vậy, luôn cần nhận thức phù hợp cho chính chúng ta. Thường thì Tâm lý của QA/QC nói tóm lại là áp lực sợ mình làm phiền mọi người nên không dám hỏi nhiều và tự mình mày mò nên sẽ tốn thời gian nhiều. Chúng ta nên cởi mở và học hỏi nhiều hơn từ các anh/chi những người có kinh nghiệm đi trước. Chúng ta nên chủ động hỏi để biết khả năng và nhận thức của chúng ta ở đâu. Nếu chúng ta im lặng thì không chỉ làm tốn nhiều thời gian của team mà người thiệt hại nặng nhất chính là mình.




Để có thể bắt kịp theo mọi người trong nhóm, cách tốt nhất chúng ta có thể làm là làm việc đội nhóm, nếu các bạn không biết thì sau khi chúng ta tự tìm hiểu xong vấn đề thì có đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề chúng ta đang gặp phải cùng với những người đã có kinh nghiệm đi trước. Làm việc nhóm (teamwork) sẽ giúp chúng ta không chỉ chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm, mà là một đội “ăn ý”, hiểu nhau trong công việc có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Và với một thái độ tích cực và chân thành, chúng ta sẽ phát huy được khả năng và niềm đam mê trong cong việc ấy.
4.Tố chất dẻo dai:Tập kéo dãn các khớp xương, các dây chằng. Thường xuyên phối hợp các tố chất với nhau thông qua thực chiến.
Trong KTPM, chúng ta không ngừng trau dồi học hỏi và tìm kiếm những cơ hội phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Ở một số công ty có những nhận thức chung là QA không được đánh giá cao bằng dev. Nhưng đều đó không đồng nghĩa với việc không có cơ hội phát triển và tất nhiên các bạn cảm thấy công việc hẹp hơn DEV. Ngày nay với việc phát triển agile testing, các bạn vừa có thể coding, vừa test, vừa đóng vai trò là người dùng cuối. Đòi hỏi QA/QC nâng lên một mức khác so với thời gian trước kia.

Tóm lại

Mỗi công việc, mỗi hướng đi đều có những tố chất riêng của nó. Nhưng suy cho cùng chúng luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Giống như Vịnh Xuân Quyền và những tố chất của người tester, những tưởng chúng chẳng có sự tương đồng nào. Nhưng sức mạnh, tốc độ, chịu đựng và sự dẻo dai, luôn là những tố chất cần có,nên có và bắt buộc phải có của một người tester. Từ những tố chất đó, chúng ta cần nhìn thấy những giới hạn trong công viêc KTPM, để từ đó chúng ta có cái nhìn và định hướng tốt hơn cho con đường mà chúng ta đang đi.


HoaLe

Refer: http://b4usolution.com/


No comments:

Post a Comment