Friday, October 16, 2015

Bean Test: Những cơn ho

Bean Test: Những cơn ho: 23, tuổi cho sức sống căng tràn, cho những hoài bão của những ngày miệt mài trên ghế giảng đường, nay tung òa ra đời để chấp cánh những ước...

Những cơn ho


23, tuổi cho sức sống căng tràn, cho những hoài bão của những ngày miệt mài trên ghế giảng đường, nay tung òa ra đời để chấp cánh những ước mơ ấy thành hiện thực. Vậy mà ở đâu đó ở góc phố Sài gòn nhỏ bé, có cô gái nhỏ xanh xao gầy gò với những cơn ho đến gập người, và rồi dáng vẻ mỏng manh của cô cũng ko chịu được những cơn ho kéo theo việc ko thể ăn được, ko ngủ được để cuối cùng cô ngã quỵ vào một sáng mùa đông trong tiết trời Sài Gòn se lạnh. Để rồi xem đó như một cơ duyên đưa cô gặp gỡ những người mới trong một môi trường mà hầu hết chẳng ai mong mình sẽ gặp là bệnh viện chợ rẩy. Thời gian ở đó, bên cạnh những con người giản dị và mộc mạc cùng tình cảm chân thành của họ đã khiến cô nhận ra nhiều điều và thay đổi cuộc sống cô ít nhiều sau này.
Câu chuyện bắt đầu như bao câu chuyện khác với một bệnh nhân mới nhập viện. Cô bé được nằm kề bên những người bạn. Đó là một bà cụ và một cô bé lớn hơn vài tuổi. Nhưng họ rất tốt bụng với cô bé, vì biết cô bé luôn lẽ loi, không người thân chăm sóc. Trong tình thương và sự giúp đỡ chân thành tốt bụng của mọi người, cô bé đã có cơm ăn và được trò chuyên vui vẻ mỗi ngày.

Một buổi sáng trong tiết trời ấy, 2 người bạn đã hỏi nhau sau khi các bác sĩ đã làm công việc thường ngày là lấy một ống máu, và lấy đàm.
Người chị ấy hỏi cô bé: Em ho ra đàm màu gì?
Cô bé trả lời bình thản: Em ra màu xanh đậm. Còn chị thì sao?
Nhận được câu trả lời bình thản hơn: Chị ra đàm màu trắng nhạt thôi ah (^_^)


Hai đứa cười với nhau cho việc hỏi thăm của buổi sáng. Cũng cảm ơn người thân của cô bạn ấy, luôn mua cơm dùm cho cô bé mỗi ngày. Rồi bác sĩ bước vào phòng, đứng giữa hai cô bé, đọc tên thật to cho biết số phận con người nào sẽ chuyển qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch . Ôi trời, bạn cô bé bị bệnh lao thật rồi, thời ấy (năm 2008), bệnh lao phổi cũng là loại bệnh nguy hiểm cho con người. Bệnh nhân nào cũng sẽ thấy buồn nếu rơi vào hoàn cảnh đó, cô bé cũng thấy buồn. Vì lại chia xa và tội nghiệp cho bạn của mình.

Một người bạn đã đi và người hàng xóm mới đã đến bên cô bé với trạng thái sống nữa vời. Đó là một bà cụ đã phải thực hiện hút dịch trực tiếp sau lưng với 1 ống kim tiêm thật dài và to, nhưng những cơn ho không dứt, đau đớn, tái nhợt và không còn nhận biết xung quanh. Bác sĩ phải làm mọi cách để cứu bệnh nhân của mình. Cơn ho chấm dứt, bà cụ mệt lả người và chìm vào giấc ngủ mê man mà cũng chẳng hay mình đang ngủ.
Một ngày dài lặng lẽ trôi qua, buổi tối diễn ra ở căn phòng với những âm thanh rên rỉ vì đau đớn, những tiếng ho đến tê tái lòng, và cả những người ho ra máu. Cô bé chỉ biết nhìn trong lặng lẽ và cảm nhận, thấy đau xót, như thể nỗi đau chính bản thân mình. Biết làm gì để giúp họ đây? Vì biết rằng mình chẳng thể giúp được gì cho họ cả, chỉ biết cầu nguyện cho họ mau chóng qua những cơn họ đau đớn đó. Trong chốc lát ấy, bà cụ thúc dục cố bé đi tập thể dục trước khi chìm vào giấc ngủ, những động tác nhẹ nhàng và uyển chuyển của bà chậm rãi để cô bé làm theo. Cô bé nghĩ rằng chắc bà cụ bệnh ho nhẹ thôi. Sau khi hỏi thăm, trời ơi, bà cụ lâm vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Vậy mà bà rất bình thản, an nhiên. Cô bé không bao giờ nghĩ rằng, một con người hầu như đã gần cận kề cái chết. Tại sao con người ta có thể làm được điều như vậy nhỉ?
Nhưng đó là sự thật. Giờ đây, khi cô bé lớn hơn một  chút. Và thấy rằng, không có gì là mãi mãi. Hãy an nhiên và bình thản trước mọi việc. Hãy sống tích cực, hãy vui vẽ và hòa đồng với mọi người, hãy làm những gì có thể làm. Cuộc đời của mỗi người chỉ có một lần để sống, hãy sống cho hết mình như thể không có lần thứ 2.
 
Và trên con đường nghề nghiệp của mình, luôn có những thăng trầm, luôn có những thử thách và chúng ta sẽ vượt qua được mọi thứ với một niềm đam mê và nghị lực của chúng ra. Chúng ta hãy tin rằng một cánh cửa khép lại, sẽ có một cánh cửa khác được mở ra.

HoaLe